Đạo diễn NSND Đặng Tất Bình
Nguyên Giám đốc Hãng phim truyện 1 Việt Nam
Ông đã là Đạo diễn, nhà tổ chức SX hàng nghìn tập phim. Với những bộ phim kinh phí lớn đại cảnh , độ phức tạp rất cao chỉ có thể yên tâm cho sự thành công khi mời được Ông là nhà tổ chức sản xuất.
NSND Tất Bình Nghệ sĩ đa tài Đặng Tất Bình là một tên tuổi lớn của làng phim truyền hình nước nhà. Là đạo diễn tài năng và uy tín, ông đã dàn dựng rất nhiều tác phẩm ăn khách và có chất lượng. Có thể kể đến các bộ phim danh tiếng như Người đi tìm dĩ vãng, Trăng trên đất khách, Huyền sử thiên đô… Đặc biệt là phim Những người sống quanh tôi từng làm mưa làm gió suốt nhiều năm thập niên 90.
NSND Tất Bình trong phim Thị xã trong tầm tay.
NSND Tất BÌnh đạo diễn tại trường quay phim Huyền sử thiên đô
Hiện nay, NSND Đặng Tất Bình nổi tiếng hơn cả trong cương vị đạo diễn, nhà sản xuất, Giám đốc Hãng phim truyện I… nhưng ông vẫn đều đặn đóng phim từ TVC quảng cáo cho tới các vai phụ phim truyền hình, diễn viên lồng tiếng. Chính con đường diễn xuất mới là bước đà đầu tiên đưa tên tuổi ông tỏa sáng và gắn chặt với sự nghiệp điện ảnh.
Đạo diễn Đặng Tất Bình bên bàn làm việc.
Ông là chủ nhân giải thưởng Bông Sen Vàng, hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI - 1983, nhờ sự thể hiện tuyệt vời vai Phương trong phim Hy vọng cuối cùng. Tài năng diễn xuất của NSND Đặng Tất Bình còn được khẳng định khi hóa thân nhà báo Vũ nhiều suy tư, trong phim Thị xã trong tầm tay (đạo diễn Đặng Nhật Minh) và nhiều bộ phim lớn nhỏ khác. Nguồn Zing News
Một số phim tiêu biểu Ông đã thực hiện:
Phim điện ảnh: Chuyện của Pao Phim 2006 1. Chuyện của Pao là một bộ phim Việt Nam sản xuất năm 2006. Bộ phim có sự tham gia cặp vợ chồng Đỗ Thị Hải Yến và Ngô Quang Hải. Câu chuyện trong phim kể về người H'Mông ở vùng núi phía bắc Việt Nam và đã giành được 4 giải Cánh Diều Vàng.Wikipedia 2. Ngày phát hành: 10 tháng 4, 2006 (Việt Nam) 4. Nhà sản xuất: Đặng Tất Bình 5. Diễn viên: Đỗ Thị Hải Yến, Như Quỳnh, Đỗ Hoa Thuý, Lý Thanh Kha 6. Soạn nhạc: Quốc Trung, Nguyễn Thiên Đạo 7. Quay phim: Cordelia Beresford, Trần Hùng
|
Phim điện ảnh: Chơi vơi Phim 2009 1. Ngày phát hành: 13 tháng 11, 2009 (Việt Nam) 5. Các nhà sản xuất: Đặng Tất Bình, Claire-Agnes Lajoumard, Nguyễn Hữu Trọng
|
Người tình nguyện Phim truyền hình 2. Đề cử: Cánh Diều Vàng Việt Nam cho Phim truyền hình xuất sắc nhất |
|
9 giải thưởng được coi là những giải chính rơi vào hai bộ phim truyện nhựa của Hãng là “Sống trong sợ hãi” (4 Cánh diều vàng cho: Biên kịch, Đạo diễn, Nam diễn viên chính, Nam diễn viên phụ và Giải báo chí phê bình dành cho phim hay nhất) và “Chuyện của Pao” (4 Cánh diều vàng cho: Phim truyện hay nhất, Nữ diễn viên chính, Nữ diễn viên phụ, Quay phim). Phút cuối cùng của Lễ trao giải, khán giả thấy Giám đốc Hãng phim truyện I, NSƯT Đặng Tất Bình quá xúc động nên chỉ nói được đôi lời để cảm ơn các nghệ sĩ của Hãng mình.
Niềm xúc động của người “thuyền trưởng” ấy có thể hiểu được bởi thành quả nghệ thuật của “con tàu” do anh cầm lái đã được khẳng định bởi những giải thưởng có uy tín nghề nghiệp và đã được nâng cao về chất lượng. Điều ít ai biết là thành quả của các nghệ sĩ trẻ hôm nay có công lớn của vị giám đốc đã đã tin tưởng (và dũng cảm nữa) giao cho anh chàng vốn là diễn viên - Ngô Quang Hải - làm bộ phim “Chuyện của Pao” với tư cách đạo diễn. Hay việc, anh động viên và cũng đầy kiên nhẫn để Bùi Thạc Chuyên sửa đi sửa lại, hoàn thiện kịch bản “Sống trong sợ hãi”, rồi “xung trận” bằng những thử nghiệm nghệ thuật táo bạo mà chắc chắn.
Nhận xét về nghệ sĩ của Hãng mình, Giám đốc Tất Bình nói đầy tự hào: “Tôi vô cùng cảm phục những người làm nghề hiện nay, vì họ đã có cách suy nghĩ và lối làm việc khác xa thế hệ nghệ sĩ chúng tôi ngày trước. Đối mặt với xã hội vô vàn thú vui tiêu khiển, có nhiều cách để hưởng thụ văn hóa, nghệ sĩ trẻ vẫn dám làm phim. Đó là cảm phục thứ nhất. Cảm phục thứ hai là, phim của họ không né tránh, mà nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống. Sau cùng, dù làm phim với những thiết bị không thể gọi là tiên tiến, những bộ phim của họ vẫn được hoàn thành với sự kiên trì đáng nể. Những người trẻ này đáng được trân trọng.”
![]() |
Lễ trao giải Cánh diều vàng 2005. |
Những quyết định như thế dường như sẽ gây “sốc” với không ít người lãnh đạo. Nhưng với một người đã nổi danh từ hơn hai chục năm trước như nghệ sĩ Tất Bình thì việc anh làm chắc chắn vì cả một con tàu chứ không phải để “nổi tiếng”; bởi anh đã là một diễn viên thành danh từ hơn hai chục năm trước, tên tuổi được ghi nhận trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, là người của công chúng đã có mặt trong hơn 70 bộ phim, được tôn vinh là Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Quốc gia năm 1983 (vai thanh tra Phương trong bộ phim chống tham nhũng “Hy vọng cuối cùng” - đạo diễn Trần Phương). Chân dung thanh tra Phương, nhà báo Vũ (phim “Thị xã trong tầm tay” - đạo diễn Đặng Nhật Minh) thông qua diễn xuất của nghệ sĩ Tất Bình là những hình tượng nhân vật đặc biệt ấn tượng - những người đấu tranh vì lẽ phải - tại thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước.
Cho đến tận bây giờ, anh vẫn là diễn viên diễn xuất, đóng phim quảng cáo, diễn viên lồng tiếng và bất cứ lúc nào cần, anh cũng trở thành một người dẫn chương trình sinh động, dí dỏm trên sân khấu giao lưu với khán giả. Vai diễn mới nhất mà Tất Bình thể hiện là vai quan huyện trong bộ phim truyện nhựa “Áo lụa Hà Đông” của Hãng phim Phước Sang. Bộ phim này thu thanh đồng bộ, chứng kiến trên trường quay thấy rằng, anh luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp đáng nể. Những câu thoại bằng tiếng Pháp chuẩn xác, mang ngữ điệu của nhân vật trong từng bối cảnh mà anh thể hiện đã khẳng định vị trí thích đáng của nhân vật quan huyện, tạo điều kiện tốt cho bạn diễn bộc lộ tính cách.
Trở lại những năm 1990, là đạo diễn thuộc Hãng phim truyện I, anh đã cùng đạo diễn Trần Phương thực hiện một số phim truyện như “Người đi tìm dĩ vãng”, “Dòng sông hoa trắng”; rồi đạo diễn chính phim “Trăng trên đất khách” - một bộ phim khắc họa sâu sắc thân phận của những người Việt Nam học tập và lao động ở nước ngoài. Phim được giải khuyến khích Hội Điện ảnh. Tiếp sau đó, bộ phim truyền hình nhiều tập “Những người sống quanh tôi” của anh được khán giả màn ảnh bầu chọn là phim hay nhất từ cuối thập kỷ 90. Những câu chuyện đời thường, những con người của cuộc sống thường nhật qua nhãn quan của đạo diễn Tất Bình đã trở nên hấp dẫn, sinh động và đầy thuyết phục.
Còn trong cuộc sống thường nhật, hẳn nhiều người đã từng gặp anh Tất Bình dù mang cặp kính cận rất dày, nhưng đi xe máy rất nhanh; buổi sớm, đưa cháu ngoại tới trường; buổi chiều, một giỏ xe cũng đầy rau quả, bánh trái, sữa chua, sữa tươi cho cháu. Anh vẫn đùa rằng, phải “làm đơn xin” mới được các con gái cho chăm sóc các cháu ngoại. Đặng Diệu Hương và Đặng Thiếu Ngân, hai con gái của anh đều đã là các nhà biên kịch, nhà báo, dịch giả chuyên nghiệp. Hai người phụ nữ trẻ ấy đều thừa hưởng tính năng động và giỏi giang của bố nên đều phương trưởng và có cuộc sống riêng ổn định. Ấy vậy mà nhiều khi, như Đặng Thiếu Ngân, con gái út của nghệ sĩ Tất Bình, dịch giả tiếng Hàn Quốc, thổ lộ rằng, vào những ngày nghỉ, thậm chí có cả những lúc bất kỳ, vào buổi trưa nào đó chẳng hạn, hai chị em cô vẫn “mè nheo” bố, để rồi được ông tự về nhà nấu ăn, chiêu đãi những món “ngon kinh khủng, cầu kỳ kinh khủng”. Sự sung sướng của các con chính là hạnh phúc của một người cha! Chắc hẳn sẽ có ai đó phát ghen lên với anh. Còn để trở thành một giám đốc doanh nghiệp đa năng như nghệ sĩ Đặng Tất Bình, chắc gì đã có nhiều người làm được!
Lam Chiều
Trình chiếu bộ phim "Hòa cùng làn gió Việt"
Ngày 18/8/2015, bộ phim hợp tác Việt Nam- Nhật Bản "Hòa cùng làn gió Việt" sẽ chính thức công chiếu tại Rạp chiếu phim Quốc gia (Hà Nội). Cũng trong khuôn khổ chương trình, đạo diễn và các diễn viên Việt Nam, Nhật Bản của bộ phim sẽ giao lưu, trao đổi với khán giả về bộ phim, quá trình hợp tác làm phim.
Diễn viên Keiko Matsuzaka vai Misao (con gái) và diễn viên Reiko Kusamura trong vai Shizue (bà mẹ) |
"Hòa cùng làn gió Việt" là bộ phim truyện nhựa đầu tiên, do truyền hình Nhật Bản và Việt Nam hợp tác sản xuất, dựa trên tiểu thuyết “Bà nội từ Echigo, Nhật tới sống ở Việt Nam” của Miyuki Komatsu, một nhà văn đồng thời là giáo viên người Nhật Bản, hiện đang sống ở Hà Nội.
Bộ phim có tên ban đầu là "Cuộc sống mới ở Việt Nam", được khởi quay từ ngày 30/11/2014.
Một cảnh trong phim |
Bộ phim là câu chuyện của Misao, người phụ nữ Nhật Bản 62 tuổi, đang sống và dạy tiếng Nhật ở Hà Nội. Một ngày, bà nhận được một cuộc điện thoại từ Nhật cho biết cha của bà đã qua đời. Bà đã quay về Nhật để chịu tang cha. Tại đó, bà gặp mẹ mình sau nhiều năm xa cách, bà cụ đã 82 tuổi, bị bệnh Alzheimer nên không còn nhận ra được con gái và không biết gì về cái chết của chồng.,,
Người con trai riêng của bà cụ nói với bà Misao rằng ông ta định đưa mẹ vào nhà dưỡng lão. Và Misao đã quyết định đưa cụ bà sang Việt Nam với mình. Bà cụ chưa xuất ngoại bao giờ, lại đã ngoài 80 tuổi và còn bị chứng tâm thần phân liệt; vì vậy gia đình đã kịch liệt phản đối quyết định này của bà Misao, nhưng bà vẫn không thay đổi. Bà Misao mong được sống với mẹ vì bà cụ đã phải trải qua những năm tháng hết sức vất vả ở vùng đất quanh năm tuyết trắng để chăm lo cho cả một gia đình lớn, làm việc cật lực ở trong rừng. Một cuộc đời mới đang đón đợi Misao và mẹ.
Ở Việt Nam, bệnh Alzheimer của cụ Shizue bắt đầu thuyên giảm, vì ở đây cụ được sống với những con người tốt bụng, đối xử với cụ như người trong nhà.
Đoàn làm phim |
Đến một ngày, Koizumi, một người bạn học thời trung học của Misao xuất hiện. Gặp nhau ở tượng đài Lênin, Misao và Koizumi hồi tưởng lại thời thanh niên tươi trẻ. Họ lại gặp nhau, rưng rưng nghĩ về nhau, tha thiết nhớ nhung và muốn trao nhau những tình cảm trong sáng. Nhưng định mệnh an bài, cụ bà Shizue bị tai nạn, còn Koizumi phải quay lại Nhật Bản để thực hiện một dự án. Sau ca phẫu thuật, cụ Shizue được xuất viện nhưng phải nằm liệt trên giường hoặc gắn chặt với chiếc xe lăn. Cụ không cho đóng bỉm và kiên quyết tuyệt thực. Cụ cứ kêu con gái dậy 15 phút một lần để đi vệ sinh. Điều này trở nên rất áp lực cho Misao, vì bà phải lên lớp ban ngày và chăm mẹ vào ban đêm...
Bộ phim do đạo diễn Kazuki Ohmori (Nhật Bản) và đạo diễn Tất Bình (Việt Nam) cùng phối hợp thực hiện. Kazuki Ohmori sinh năm 1952, tốt nghiệp trường ĐH Y Kyoto. Ông đã tự mình sản xuất các bộ phim độc lập trong thời gian là sinh viên và nhận được giải thưởng mang tên "Kinema Junpo Award". Ông cũng viết một kịch bản phim và nhận được giải "Kido Prize Award "cho kịch bản này. Cũng chính kịch bản này đã giúp ông đạo diễn thành công bộ phim đầu tay theo trường phái đương đại "Orange Road Express" vào năm 1978, được hãng Shochiku phát hành. Kazuki Ohmori đã đạo diễn rất nhiều phim, nhận được nhiều giải thưởng danh giá ở Nhật Bản và đồng thời là giảng viên tại trường Đại học Nghệ thuật Osaka.
Còn đạo diễn Đặng Tất Bình là đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất và là họa sỹ. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, ông sang Pháp học về ngành điện ảnh trong 6 tháng. Ông xuất hiện trong nhiều bộ phim truyện và truyền hình và nhận được nhiều giải thưởng; đồng thời đã đạo diễn 10 bộ phim truyện và 300 phim truyền hình. Một số tác phẩm của ông như “Hy vọng cuối cùng”, “Sống trong sợ hãi”, “Chuyện của Pao”, “Chơi vơi”, đã nhận được nhiều giải thưởng hàng đầu của Việt Nam. Ông cũng tham gia nhiều bộ phim hợp tác với vai trò nhà sản xuất như "Đông Dương" với sự tham gia diễn xuất của ngôi sao Catherine Deneuve. Bộ phim đã đoạt giải thưởng hàn lâm Mỹ cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1992. Ông hiện là Tổng Giám đốc Hãng phim truyện 1 thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ phim đặc biệt có sự góp mặt của diễn viên Keiko Matsuzaka trong vai Misao. Keiko Matsuzaka là gương mặt quen thuộc với khán giả phim truyền hình Việt Nam. Bà ra mắt trong phim đầu tiên vào năm 1970 và xuất hiện trong nhiều phim truyện và truyền hình, tạo lập sự nghiệp diễn viên rực rỡ trong ngành điện ảnh Nhật Bản. Năm 1992, bà thủ vai chính Kohei Oguri trong phim "Nọc độc chết người", bộ phim đã giành giải thưởng cho Phim hay nhất tại Liên hoan phim Cannes và giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Nhật Bản năm 1981, 1982 và 1990.
Ra mắt bộ phim điện ảnh đầu tiên hợp tác Việt Nam-Nhật Bản
Thứ Tư 10:27 19/08/2015
Bộ phim “Hòa cùng làn gió Việt” vừa được công chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia tối qua 18/8. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên do Việt Nam và Nhật Bản hợp tác sản xuất.
Bộ phim là câu chuyện về Misao, một người phụ nữ Nhật Bản đã 62 tuổi, sống ở Hà Nội làm nghề dạy tiếng Nhật. Bà gắn bó với Việt Nam bởi đây là đất nước mà bà đã giành nhiều tình cảm khi thời trẻ, bà đã tham gia tích cực vào phong trào chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Mẹ của bà là cụ Shizue, 82 tuổi, bị bệnh Alzheimer và tâm thần, một người đã từng trải qua những năm tháng khó khăn, cơ cực để nuôi nấng, chăm lo cho con cái, gia đình. Trong lần trở về Nhật Bản chịu tang cha, bà Misao gặp lại mẹ sau nhiều năm xa cách nhưng cụ Shizue không còn nhận ra con. Không muốn mẹ phải vào nhà dưỡng lão, bà Misao đã quyết định đưa cụ Shizue sang Việt Nam với mong muốn được sống cùng mẹ.
Một cảnh trong phim "Hòa cùng làn gió Việt" |
Bộ phim “Hòa cùng làn gió Việt” do đạo diễn Kazuki Ohmory và đạo diễn Đặng Tất Bình thực hiện dựa trên tiểu thuyết “Bà nội từ Echigo, Nhật tới sống ở Việt Nam” của Miyuki Komatsu, một nhà văn đồng thời là giáo viên người Nhật Bản, đang sống ở Hà Nội.
Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Đặng Tất Bình cho biết: “Bộ phim muốn gửi gắm đến người xem: thứ nhất chúng ta phải có trách nhiệm với người già như thế nào, thứ hai là điều tôi rất cảm động đó là họ ca ngợi đất nước Việt Nam là một đất nước yên bình, thích hợp không chỉ với người già mà với mọi người ở các quốc gia khác”.
Cũng tại buổi ra mắt, khán giả yêu điện ảnh được giao lưu, trò chuyện với đạo diễn, diễn viên chính của phim như: nghệ sĩ Keiko Matsuzaka, Reiko Kusamura, đạo diễn Kazuki Ohomori, nghệ sĩ ưu tú Trần Nhượng… Sau buổi ra mắt tại Việt Nam, bộ phim sẽ ra mắt và được công chiếu từ ngày 28/8/2015 tại Nhật Bản.